Liên đoàn lao động thành phố
Liên đoàn lao động thành phố
I. Thông tin chung:
- Tên cơ quan: Liên đoàn lao động thành phố Bắc Ninh.
- Địa chỉ: Số 85 A đường Nguyễn Du, phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh.
- Điện thoại: 0241 3821207; 02413 813330.
- Email: ldld.bn@bacninh.gov.vn
II. Tổ chức bộ máy:
1- Đồng chí: Trần Tuấn Anh
- Chức vụ: Chủ tịch Liên đoàn lao động thành phố Bắc Ninh.
- ĐT: 0241 3813330
2. Đồng chí: Nguyễn Thị Giang
-Chức vụ: Phó Chủ tịch thường trực Liên đoàn lao động thành phố
- ĐT: 0241 3821207
3- Đồng chí: Vương Thùy Trang
- Chức vụ: Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động thành phố
- ĐT: 024103821207
III. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan:
1. Tuyên truyền, vận động người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ.
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng của nhà nước cấp thành phố, công đoàn ngành địa phương và tương đương để kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động đối với các cơ sở đóng trên địa bàn; hướng dẫn, hỗ trợ, giúp ban chấp hành công đoàn cơ sở trong việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động, tổ chức, lãnh đạo đình công theo đúng quy định của pháp luật.
3. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở khi người lao động ở đó yêu cầu. Đại diện cho công đoàn cơ sở hoặc người lao động khởi kiện hoặc tham gia vào các vụ án về lao động khi được công đoàn cơ sở hoặc người lao động ủy quyền.
4. Triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết và chủ trương công tác của công đoàn tỉnh, chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy đảng và nghị quyết đại hội công đoàn cấp thành phố; tham gia với cấp ủy đảng, cơ quan nhà nước về các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề có liên quan đến việc làm, đời sống của đoàn viên, người lao động.
5. Vận động đoàn viên, người lao động tham gia các hoạt động xã hội, hướng dẫn các hình thức, biện pháp chăm lo đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa, đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội.
6. Thực hiện công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn; công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp của công đoàn tỉnh, thành phố; xây dựng gia đình CNVCLĐ văn hóa, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa và xây dựng công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên cơ sở đạt vững mạnh.
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng của nhà nước cấp thành phố, công đoàn ngành địa phương và tương đương để kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động đối với các cơ sở đóng trên địa bàn; hướng dẫn, hỗ trợ, giúp ban chấp hành công đoàn cơ sở trong việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động, tổ chức, lãnh đạo đình công theo đúng quy định của pháp luật.
3. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở khi người lao động ở đó yêu cầu. Đại diện cho công đoàn cơ sở hoặc người lao động khởi kiện hoặc tham gia vào các vụ án về lao động khi được công đoàn cơ sở hoặc người lao động ủy quyền.
4. Triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết và chủ trương công tác của công đoàn tỉnh, chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy đảng và nghị quyết đại hội công đoàn cấp thành phố; tham gia với cấp ủy đảng, cơ quan nhà nước về các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề có liên quan đến việc làm, đời sống của đoàn viên, người lao động.
5. Vận động đoàn viên, người lao động tham gia các hoạt động xã hội, hướng dẫn các hình thức, biện pháp chăm lo đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa, đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội.
6. Thực hiện công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn; công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp của công đoàn tỉnh, thành phố; xây dựng gia đình CNVCLĐ văn hóa, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa và xây dựng công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên cơ sở đạt vững mạnh.
7. Quản lý tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật và tổ chức Công đoàn.
Nguồn:
Liên đoàn lao động TP